NỀN TẢNG DỮ LIỆU SỐ HÓA DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

Science and technology evaluation service platform

Phát triển nền tảng tư vấn, hỗ trợ startup, spin-off trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu

Chia sẻ trên :
18-05-2023 331 lượt xem

Ngày 23/02/2023 tại Hà Nội, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị “Nền tảng số hóa kết nối: Tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up), doanh nghiệp khởi nguồn (Spin-off) tại cơ sở đào tạo, nghiên cứu”. Hội nghị nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Hội nghị được tổ chức song song trực tiếp và trực tuyến.

Tham dự buổi hội nghị có lãnh đạo Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, lãnh đạo trường Đại học Thái Bình, lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia, cùng một số cán bộ của các trường đại học, các chuyên gia thuộc Làng công nghệ - Techfest.

Tại hội nghị, các chuyên gia đã chia sẻ về vai trò quan trọng Spin-off trong việc tạo ra một mô hình cho việc khai thác và triển khai các kết quả nghiên cứu công nghệ cao. Có thể nói, doanh nghiệp spin-off là phương thức ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu và triển khai vào sản xuất, đồng thời là phương tiện thực hiện hiệu quả chính sách của Nhà nước với sự phát triển ngành công nghiệp theo hướng phát huy tính tự cường, lan tỏa doanh nghiệp nội địa" vai trò quan trọng trong việc tạo ra một mô hình hoàn hảo cho việc khai thác và triển khai các kết quả nghiên cứu công nghệ cao. Có thể nói, doanh nghiệp spin-off là phương thức ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu và triển khai vào sản xuất, đồng thời là phương tiện thực hiện hiệu quả chính sách của Nhà nước với sự phát triển ngành công nghiệp theo hướng phát huy tính tự cường, lan tỏa doanh nghiệp nội địa". Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều rào cản để có thể thúc đẩy spin-off.

Khơi thông pháp lý về đánh giá và định giá công nghệ để thúc đẩy spin-off

Doanh nghiệp spin-off sản xuất và kinh doanh chủ yếu dựa trên việc khai thác các kết quả nghiên cứu từ trường đại học. Các kết quả nghiên cứu này thường có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nước (thông qua các đề tài, dự án sử dụng ngân sách), như vậy chúng được xem như tài sản công và bị chi phối bởi Luật Quản lý tài sản công. Theo đó thì “tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định”.Điều kiện tiên quyết để có thể sử dụng được kết quả nghiên cứu để thành lập doanh nghiệp hay giao kết kinh doanh là phải được nhà nước giao quyền. Điều này cũng được cụ thể trong Nghị định 70/2018/NĐ-CP. Mà để có căn cứ được giao quyền thì kết quả nghiên cứu đó cần được định giá. Tuy nhiên, định giá kết quả nghiên cứu bao gồm các tài sản trí tuệ là một thách thức đối với bất cứ đơn vị chủ trì nào. Hơn nữa ngay cả khi được định giá thì người có thẩm quyền cũng không dám quyết định giá của đối tượng này vì có thể rủi ro dẫn đến làm thất thoát tài sản công. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang trong quá trình sửa đổi Nghị định 70/2018/NĐ-CP. 

Tạo không gian kết nối, tương tác hỗ trợ startup, spin-off

Theo TS. Trần Hậu Ngọc: "Hiện tại trên cả nước có hơn 400 trung tâm nghiên cứu và phát triển, các trung tâm này được hình thành chủ yếu từ các trường đại học, viện nghiên cứu và các trung tâm nghiên cứu khác chủ yếu ở khu vực tư nhân; Tuy nhiên, việc gắn kết, khai thác các nguồn tài nguyên khoa học công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn chưa có nhiều hoạt động, đặc biệt là các mảng tư vấn: sở hữu trí tuệ, đánh giá định giá, thẩm định giá tài sản là công nghệ, kết quả nghiên cứu,…”

A person holding a microphone

Description automatically generated with medium confidence

(T.S Trần Hậu Ngọc – Viện trưởng Viện đánh giá và định giá công nghệ)

Cũng theo ông Ngọc, Viện Đánh giá và Định giá công nghệ hiện đang triển khai phát triển nền tảng Tech Valu-platform. Đây sẽ là không gian gắn kết để hỗ trợ các dịch vụ hỗ trợ tư vấn đánh giá, định giá.

ThS. Phạm Hồng Quách – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ- đơn vị trực thuộc Viện Đánh giá đã giới thiệu nền tảng Tech Valu-platform: “Nền tảng Tech Value-platform là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Start-up), doanh nghiệp khởi nguồn (Spin-off) liên quan đến dịch vụ hỗ trợ, tư vấn đánh giá, định giá công nghệ, kết quả nghiên cứu của Viện, Trường nhằm thành lập/ chuyển giao cho doanh nghiệp tạo điều kiện để tổ chức tham gia vào quá trình thương mại hóa; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chuyên gia khoa học và công nghệ, các quỹ đầu tư liên quan để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Từ đó, nền tảng giải quyết vấn đề phát triển thị trường khoa học và công nghệ, kết nối các hệ thống dữ liệu thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, ông Quách cũng trao đổi về phương án nâng cấp nền tảng để các đơn vị có thể sử dụng và khai thác một cách dễ dàng nhất và lấy ý kiến góp ý từ các đơn vị viện, trường  - đối tượng chính thụ hưởng nền tảng.

TS. Nguyễn Thị Kim Lý – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thái Bình đã tỏ rõ sự quan tâm đối với sản phẩm dịch vụ đánh giá khoa học, đánh giá, định giá công nghệ đồng thời mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự phối hợp, ủng hộ của Viện Đánh giá và các tổ chức, để cùng chia sẻ thông tin, đưa các hoạt động hỗ trợ, tư vấn và dịch vụ KH&CN đến gần hơn với giảng viên, sinh viên của Trường cũng như góp phần thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của cán bộ giảng viên và sinh viên của Nhà trường nhằm phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại địa phương.

ThS. Lê Toàn Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia cùng đại diện một số trưởng làng Techfest cũng đã có một số đề xuất góp ý về phương án nâng cấp nền tảng. Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest là không gian quy tụ nhiều các startup cũng như các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ; do đó, ông Thắng cũng mong muốn nền tảng sẽ được giới thiệu tại Techfest2023 để lan tỏa tới các đối tượng thụ hưởng.

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Nền tảng hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đóng góp vào bước khởi nghiệp của doanh nghiệp

Ngày 05/5/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn, các chuyên gia tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá và Công ty TNHH xây dựng và cảnh quan Anh Dũng

Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp trong việc hỗ trợ dự án khởi nghiệp Công nghệ sản xuất mứt đông từ quả Thanh Long.

Ngày 28/4/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và CÔNG TY TNHH EI3 GLOBAL

Khơi thông điểm nghẽn thị trường KH&CN ở Việt Nam

Ngày 12/7/2023, Viện Đánh giá Khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá kiểm định nền tảng Tech Valu – Platform hỗ trợ phát triển thị trường cho Viện Nghiên cứu, Trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng.

Nền tảng hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp trong hỗ trợ dự án “Công nghệ sản xuất máy Holter huyết áp NTT-24H”.

Ngày 18/4/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và Công ty TNHH Công nghệ và thương mại LKN

Góp ý hoàn thiện dự thảo đề án cấp quốc gia ở Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Sáng ngày 28/12, TS. Phạm Hồng Quách, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đánh giá Khoa học và Định giá công nghệ tham gia Hội thảo Xin ý kiến hoàn thiện Dự thảo Đề án phát triển mô hình thanh niên ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp do Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức. Hội thảo có sự tham gia, góp ý của đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia.

Mở rộng kết nối “Nền tảng số hóa định giá KQNC hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nguồn tại các tổ chức nghiên cứu, trường đại học”

Ngày 03/10/2024, Tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ ngành Năng lượng nguyên tử lần thứ VIII do Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ KH&CN) tổ chức, Ông Phạm Hồng Quách, Giám đốc Trung tâm Tư vấn đánh giá khoa học và định giá công nghệ, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ đã tham dự và có bài báo cáo trình bày tại Hội nghị.

Chuyển giao công nghệ về xử lý đất và nước bị ô nhiễm dầu

Việc ký kết chuyển giao công nghệ giữa Viện Công nghệ sinh học và Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Mặt trời Đỏ đã giải quyết những tồn tại về xử lý đất và nước bị ô nhiễm dầu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thông qua việc tập huấn, hướng dẫn của nhà khoa học để nắm bắt và làm chủ công nghệ, giúp cho kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm nhanh chóng được ứng dụng trong thực tiễn.

Công ty CP ANEED được lựa chọn tư vấn, tiếp cận KQNC“Ứng dụng công nghệ trong GDĐT, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường” để phối hợp cùng nhóm tác giả thương mại hoá KQNC.

Dự án “Ứng dụng công nghệ trong giáo dục đào tạo, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường” hướng mới trong kết quả nghiên cứu và định hướng thương mại hóa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn