NỀN TẢNG DỮ LIỆU SỐ HÓA DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

Science and technology evaluation service platform

Dự án AGRHUB được giới thiệu đến công ty nhà máy xanh DNA nhằm tiếp cận, hỗ trợ, chuyển giao kết quả nghiên cứu

Chia sẻ trên :
10-07-2024 97 lượt xem

Công ty nhà máy xanh DNA được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 2700944670 vào ngày 01 tháng 7 năm 2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp năm 2022 với tổng số vốn điều lệ của công ty là 3 tỷ đồng và nhiều ngành nghề kinh doanh.

AGRHUB tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp nông nghiệp thông minh, giúp người nông dân dễ dàng áp dụng các tiến bộ công nghệ như Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và máy học (Machine Learning) vào việc quản lý và giám sát nông trại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí canh tác nhưng chất lượng và sản lượng nông sản luôn đạt năng suất cao nhất.

Tính đến nay, AGRHUB cung cấp đa dạng các loại sản phẩm theo nhu cầu canh tác như thổ canh, thủy canh, nhà kính… linh hoạt theo nhu cầu của người dùng (từ quy mô nhỏ lẻ với các thiết bị có giá từ 350 ngàn đến 2,5 triệu đồng cho đến quy mô trang trại canh tác thương mại với giá khoảng vài chục triệu). AGRHUB đã đưa ra thị trường trên 1.000 thiết bị thông minh, với hơn 500 khách hàng trong và ngoài nước (Nhật Bản, Úc, Hà Lan, Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan…).

Mô hình dự án

AgrHub cung cấp đa dạng các loại sản phẩm theo nhu cầu canh tác (từ quy mô nhỏ lẻ với các thiết bị có giá từ 350 ngàn đến 2,5 triệu đồng cho đến quy mô trang trại canh tác thương mại với giá khoảng vài chục triệu). Tính đến nay, AgrHub đã đưa ra thị trường trên 1.000 thiết bị thông minh, với hơn 300 khách hàng trong và ngoài nước (Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan,…). Song song đó, FARMBOX đã được ứng dụng trong nhiều mô hình canh tác nông nghiệp khắp cả nước. Có thể kể đến những dự án tiêu biểu đã được triển khai như FARMBOX container (Củ Chi, TP.HCM) - là mô hình canh tác nông nghiệp thủy canh đa tầng trong container, sử dụng đèn LED và hệ thống kiểm soát môi trường tự động, giúp canh tác quanh năm; nhà dưa lưới Ninh Kiều (Cần Thơ) - áp dụng hệ thống giám sát và điều khiển tự động vào nhà lưới trồng dưa lưới giúp tự động hóa hệ thống tưới, hệ thống châm dinh dưỡng; nông trại rau thủy canh (Thái Nguyên) - áp dụng hệ thống giám sát dinh dưỡng và pha dinh dưỡng tự động vào mô hình thủy canh thương mại giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất cho cây trồng;…

Số liệu thống kê từ khách hàng cho thấy, sử dụng FARMBOX giúp tiết kiệm 18% lượng nước tưới, 16% lượng điện năng tiêu thụ, 38% công lao động và tăng năng suất sản phẩm trên 20%. Ví dụ, với mô hình trồng dưa lưới tại Việt Nam (diện tích nhà kính khoảng 1.000m2, trong thời gian 3 tháng), khi áp dụng công nghệ FARMBOX có thể giúp tăng doanh thu 1.150 USD.

AgrHub bắt đầu với một ý tưởng đơn giản là áp dụng các thiết bị IoT vào giám sát và điều khiển nhà lưới. Tham gia vào các cuộc thi khởi nghiệp trong và ngoài nước, AgrHub gặp được các thành viên mới cùng tham gia. Đây là yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển hệ sinh thái công nghệ và dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Theo trải nghiệm của AgrHub, con người (đội ngũ đồng hành) là một lợi thế quan trọng để đi đến thành công. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công thì không có công thức chung. Các nhà khởi nghiệp cần chuẩn bị kỹ cả về mặt tinh thần (dẻo dai, bền bỉ), tài chính (đủ để tồn tại được 1-2 năm) và thêm một chút may mắn.

Ngoài ra, theo AgrHub, khởi nghiệp còn là cơ hội để các cá nhân vượt qua khó khăn, thử thách và giới hạn của bản thân. Dù thành công hay thất bại, các công ty khởi nghiệp cũng góp phần giải quyết các vấn để của xã hội, tạo tính lan tỏa trong cộng đồng và góp phần làm xã hội tốt đẹp hơn. Thực tế, Việt Nam còn nhiều tồn tại cần giải quyết, trong đó nông nghiệp đang là “mảnh đất màu mỡ” cho người khởi nghiệp. Khi đưa ra một sản phẩm, để có được sự khác biệt thì giai đoạn đầu phải chấp nhận giống đối thủ (nghĩa là đáp ứng nhu cầu thị trường, được chấp nhận) rồi sau đó mới tìm sự khác biệt. Quá trình thử nghiệm, phát triển, hoàn thiện sản phẩm là một thách thách tinh thần rất lớn cho các nhà khởi nghiệp. Do vậy, theo AgrHub, việc các cơ quan nhà nước tạo ra các cuộc thi, hoạt động hỗ trợ có ý nghĩa như một “sân chơi” giúp giới startup tìm kiếm khách hàng, thành viên hợp tác (team), nhà đầu tư, tài chính. Kỳ vọng sẽ có những tổ chức hỗ trợ tài chính cho startup (hỗ trợ vốn vay ưu đãi, vay không thế chấp) như một dạng “bà đỡ”, đầu tư mạo hiểm để các startup có thể vận hành giai đoạn đầu, đưa ra được sản phẩm khởi nghiệp tốt. Vì thế, AgrHub trở thành một trong những thành viên có mặt tại Sàn Giao dịch công nghệ TP.HCM (www.techport.vn) do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ vận hành.

Buổi trao đổi làm việc giữa đại diện công ty và các đối tác khách hàng

Các nội dung tư vấn về đánh giá, định giá công nghệ được các chuyên gia do đơn vị tư vấn công ty Redmedia, các chuyên gia tư vấn và đại diện của nhóm thực hiện nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ đề án 844 – nền tảng hỗ trợ phát triển thị trường ĐMST, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Viện Đánh giá Khoa học và Định giá công nghệ, đã tư vấn đầy đủ, chuyên nghiệp, có những gợi mở áp dụng thực tiễn vào doanh nghiệp để hoàn thiện dự án khởi nghiệp

Hiện tại, AgrHub đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh các giải pháp nông nghiệp thông minh tại các thị trường trong và ngoài nước và tiếp tục theo đuổi con đường trở thành nền tảng gắn kết các giải pháp công nghệ nhằm số hóa nền nông nghiệp, theo 5 hướng: dịch vụ nông nghiệp thông minh 4.0 giúp chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp chính xác, hiệu quả và tối ưu; dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng nông sản nhằm nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, đồng thời minh bạch hóa thông tin sản phẩm từ khâu gieo trồng đến khâu tiêu thụ; các sản phẩm và dịch vụ liên kết từ đối tác nhằm hỗ trợ trọn gói cho nông dân gồm giống, phân bón, nhà màng, hệ thống trồng, kỹ thuật canh tác, đóng gói, sơ chế, bảo quản; nền tảng B2B giúp gắn kết người bán (nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp) với người mua (doanh nghiệp) trong và ngoài nước; nền tảng đầu tư tài chính Fintech giúp gắn kết nông dân và nhà đầu tư, như logo của AGRHUB đang chuyển tải. 

Nền tảng số hóa dịch vụ đánh giá khoa học và định giá công nghệ do nhóm thực hiện của Viện Đánh giá là nền tảng mà các startup có thể ứng dụng lan tỏa, mở rộng trong các mô hình khởi nghiệp của các doanh nghiệp.

Từ những ứng dụng của nền tảng giúp cho công ty công ty nhà máy xanh DNA thuận lợi hơn trong tiếp cận, chuyển giao kết quả nghiên cứu của dự án vào thực tiễn.

Ngoài những tư vấn về nghiên cứu và phát triển các giải pháp nông nghiệp thông minh toàn diện, doanh nghiệp còn được tư vấn về vốn đầu tư để mua bán, chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, và việc thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khởi nguồn.

Bài, ảnh: Ánh Tuyết



Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc xác định tài sản trí tuệ

Trong khuôn khổ nhiệm vụ Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thuộc Đề án 844, ngày 30/5/2023, tại tỉnh Ninh Thuận, Viện Đánh giá Khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN phối hợp với Sở khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá kiểm định nền tảng Tech Valu – Platform hỗ trợ phát triển thị trường cho các startup.

Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp trong việc hỗ trợ dự án khởi nghiệp Công nghệ sản xuất mứt đông từ quả Thanh Long.

Ngày 28/4/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và CÔNG TY TNHH EI3 GLOBAL

Công ty CP Vạn Giai Thụy được lựa chọn tư vấn, tiếp cận dự án “Bột làm đẹp da 100% từ cây thuốc nam Thảo Sinh Dược” để kết nối thương mại hóa KQNC

Đây là dự án được giới thiệu đến Công ty cổ phần Vạn Giai Thụy nhằm hoàn thiện, kết nối, chuyển giao thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Nền tảng hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp- những bước đi hỗ trợ Công ty CP Vạn Giai Thụy trong bước đầu khởi nghiệp

Ngày 05/5/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và và Công ty CP Vạn Giai Thụy

DNKNST- công ty TNHH Tập đoàn phát triển thịnh vượng toàn cầu được lựa chọn tư vấn, tiếp cận dự án “Máy nông cụ đa năng” của nhóm thực hiện nhằm kết nối, chuyển giao KQNC

Dự án máy nông cụ đa năng là dự án hỗ trợ người dùng thực hiện các hoạt động, công việc nông nghiệp với công suất cao giúp hoàn thành công việc nhanh chóng cũng như tiết kiệm sức lao động so với cách làm truyền thống trước đây

Giới thiệu : Phát triển nền tảng tư vấn, hỗ trợ startup, spin-off trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu tại trường đại học Thái Bình

“Nền tảng số hóa kết nối: Tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up), doanh nghiệp khởi nguồn (Spin-off) tại cơ sở đào tạo, nghiên cứu”. Hội nghị nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Hội nghị được tổ chức song song trực tiếp và trực tuyến

Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ngày 26/9/2024, Tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN: “Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (ĐA 844). Nhiệm vụ do Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Viện Đánh giá) – Bộ KH&CN là đơn vị chủ trì, ThS. Phạm Hồng Quách – Giám đốc Trung tâm Tư vấn trực thuộc Viện làm chủ nhiệm. Nhiệm vụ triển khai thực hiện từ tháng 12 năm 2022 đến 6/2024.

Tư vấn doanh nghiệp Tuệ Viên thành lập DN KHCN, khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu

Ngày 23/12/2022, được sự ủy quyền của Viện trưởng Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, ThS. Phạm Hồng Quách- Giám đốc Trung tâm tư vấn Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ đã có buổi tiếp và làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần nông nghiệp hữu cơ Tuệ Viên.