NỀN TẢNG DỮ LIỆU SỐ HÓA DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

Science and technology evaluation service platform

Mở rộng kết nối “Nền tảng số hóa định giá KQNC hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nguồn tại các tổ chức nghiên cứu, trường đại học”

Chia sẻ trên :
07-10-2024 184 lượt xem

Ngày 03/10/2024, Tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ ngành Năng lượng nguyên tử lần thứ VIII do Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ KH&CN) tổ chức, Ông Phạm Hồng Quách, Giám đốc Trung tâm Tư vấn đánh giá khoa học và định giá công nghệ, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ đã tham dự và có bài báo cáo trình bày tại Hội nghị.

Ông Phạm Hồng Quách, Giám đốc TTTV trình bày tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị có Đại diện lãnh đạo Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, đại diện Đoàn TNCS HCM Bộ KH&CN, Ông Phạm Hồng Quách, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ và đại diện lãnh đạo một số đơn vị Viện Vật lý, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam…

Tại Hội nghị, Ông Phạm Hồng Quách, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ đã có bài trình bày về Tư vấn đánh giá, định giá công nghệ, tài sản trí tuệ hình thành từ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Để tăng cường khả năng kết nối, xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, thúc đẩy các hoạt động kết nối, giao dịch công nghệ, việc phát triển và nâng cao năng lực, thiết lập mạng lưới tổ chức trung gian, đặc biệt là hiểu biết kinh nghiệm thực tiễn dịch vụ tư vấn đánh giá, định giá công nghệ, khuyến khích thương mại hóa tài sản hình thành từ KQNC thực hiện nhiệm vụ KH&CN sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho chủ sở hữu và tác giả của các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ, đồng thời hưởng lợi ích từ kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do Nhà nước đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất có nhiều cơ hội tiếp cận và sử dụng hiệu quả thành tựu nghiên cứu KH&CN của các Viện nghiên cứu, trường Đại học trong nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Phạm Hồng Quách đã nêu rõ các mô hình đánh giá của Vistec trong hoạt động tư vấn. Đồng thời Ông cũng giới thiệu các hoạt động phát triển nền tảng số hóa quy đình đánh giá, định giá công nghệ. Đây là sản phẩm của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) - ISEV được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 với mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Các quy trình về số hóa dịch vụ đánh giá khoa học và định giá công nghệ đã được giới thiệu tại Hội nghị. Từ nền tảng cơ sở dữ liệu về đánh giá định giá công nghệ, tiếp tục phát triển và cập nhật quy trình đánh giá, định giá công nghệ, KQNC phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nguồn (start-up, spin-off) tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST để tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu; Chia sẻ, tích hợp dữ liệu chuyên ngành về thẩm định giá, định giá do Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Bộ KH&CN) quản lý với các đơn vị khác, các dữ liệu được lưu trữ dưới dạng máy có thể đọc được và chia sẻ dưới dạng dịch vụ giao diện lập trình ứng dụng, tư vấn cung cấp dịch vụ như trợ lý ảo, trả lời tự động; Triển khai các hệ thống làm việc từ xa theo hướng thuê dịch vụ nhằm đa dạng hóa các hình thức làm việc phù hợp với các đối tác, chuyên gia, start-up, spin-off trong và ngoài nước, bảo đảm kết nối với các hệ thống thông tin, dịch vụ công của Bộ KH&CN đã và đang được xây dựng phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST phát triển.

Những thông tin chia sẻ về nền tảng đã được giới thiệu tại Hội nghị và từng bước tiếp cận tới đông đảo cán bộ công chức, viên chức, với mong muốn đem lại những thông tin hữu ích, thiết thực đối với cán bộ ngành KH&CN cũng như các đơn vị, cá nhân tại các doanh nghiệp, vườn ươm.

Với nền tảng số hóa quy trình đánh giá khoa học và định giá công nghệ mà Viện đã xây dựng sẽ kết nối và mang lại hiệu quả cao nhất, chính xác và nhanh chóng nhất, rút ngắn được quy trình làm việc, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tư vấn của Viện Đánh giá trong thời gian tới, Ông Phạm Hồng Quách, Giám đốc Trung tâm Tư vấn  nhấn mạnh tại Hội nghị.

Tin, ảnh: Thanh Huyền

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Giải pháp để nông nghiệp Việt Nam trở thành nông nghiệp thông minh

AGRHUB tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp nông nghiệp thông minh, giúp người nông dân dễ dàng áp dụng các tiến bộ công nghệ như Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và máy học (Machine Learning) vào việc quản lý và giám sát nông trại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí canh tác nhưng chất lượng và sản lượng nông sản luôn đạt năng suất cao nhất.

Công ty Redsun Bio được lựa chọn tư vấn, tiếp cận: “Quy trình sản xuất chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu bằng vi khuẩn tạo màng sinh học trên than sinh học có nguồn gốc từ trấu”

Quy trình sản xuất xử lý ô nhiễm dầu bằng vi khuẩn tạo màng sinh học trên than sinh học có nguồn gốc từ trấu có thể áp dụng cho tạo chế phẩm nhằm ứng dụng xử lý đất và nước bị ô nhiễm dầu.

Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp trong việc hỗ trợ dự án khởi nghiệp Công nghệ sản xuất mứt đông từ quả Thanh Long.

Ngày 28/4/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và CÔNG TY TNHH EI3 GLOBAL

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo- công ty cổ phần tập đoàn công nghệ số AHF được lựa chọn tư vấn, tiếp cận dự án: “Hệ thống quản lý nhà thông minh” nhằm chuyển giao thương mại hóa KQNC

Trong ngôi nhà thông minh VPTECH SMART, bộ điều khiển trung tâm thông minh không chỉ kiểm soát ánh sáng mà có thể là nhiệt độ phòng, hệ thống an ninh và các thiết bị giải trí…

Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp với những ứng dụng trong doanh nghiệp khởi nghiệp

Ngày 26/4/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá và Công ty CP ANEED

Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ngày 26/9/2024, Tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN: “Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (ĐA 844). Nhiệm vụ do Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Viện Đánh giá) – Bộ KH&CN là đơn vị chủ trì, ThS. Phạm Hồng Quách – Giám đốc Trung tâm Tư vấn trực thuộc Viện làm chủ nhiệm. Nhiệm vụ triển khai thực hiện từ tháng 12 năm 2022 đến 6/2024.

Mở rộng kết nối “Nền tảng số hóa định giá KQNC hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nguồn tại các tổ chức nghiên cứu, trường đại học”

Ngày 03/10/2024, Tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ ngành Năng lượng nguyên tử lần thứ VIII do Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ KH&CN) tổ chức, Ông Phạm Hồng Quách, Giám đốc Trung tâm Tư vấn đánh giá khoa học và định giá công nghệ, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ đã tham dự và có bài báo cáo trình bày tại Hội nghị.

Phát triển nền tảng tư vấn, hỗ trợ startup, spin-off trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu

Ngày 23/02/2023 tại Hà Nội, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị “Nền tảng số hóa kết nối: Tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up), doanh nghiệp khởi nguồn (Spin-off) tại cơ sở đào tạo, nghiên cứu”.