NỀN TẢNG DỮ LIỆU SỐ HÓA DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

Science and technology evaluation service platform

Giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ để phát triển mô hình kinh doanh nghiện cứu khoa học và công nghệ khởi nguồn

Chia sẻ trên :
03-01-2024 232 lượt xem

       Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS.Trần Hậu Ngọc, Viện trưởng Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Bộ KH&CN đánh giá cao vai trò của các startup. Ông cho rằng, doanh nghiệp khởi nghiệp là môi trường thuận lợi để khai thác tối đa lượng chất xám, tinh thần làm giàu, ước mơ vươn mình ra thế giới của thế hệ trẻ hiện nay. Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp làm giảm nguy cơ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, phát triển khoa học công nghệ cao của quốc gia. Startup là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao năng suất của xã hội tri thức. Các công ty startup là nơi phù hợp nhất để thử nghiệm các phát minh mới và do đó là cơ chế tốt nhất để thương mại hóa công nghệ và các khám phá mới. Các công ty khởi nghiệp đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và kinh tế địa phương. Các công ty lớn thường mua các công ty startup thành công nhằm tích hợp các giải pháp mới mẻ, sáng tạo của startup vào hoạt động kinh doanh của mình để duy trì lợi thế cạnh tranh. 

         Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở đào tạo để làm cầu nối cho các nhà khoa học, các startup thương mại hóa kết quả nghiên cứu, Viện trưởng Trần Hậu Ngọc mong muốn, các ý kiến thảo luận, tư vấn tại hội nghị sẽ góp phần thúc đẩy thị trường KH&CN ở Việt Nam. Với vai trò là đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ sẽ tích cực hỗ trợ kết nối doanh nghiệp startup, nhà khoa học trong đánh giá khoa học, định giá công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ nhằm thúc đẩy chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ.

Nhằm cung cấp thông tin nền tảng hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Start-up), doanh nghiệp khởi nguồn (Spin-off) liên quan đến dịch vụ hỗ trợ, tư vấn đánh giá, định giá công nghệ, kết quả nghiên cứu của Viện, Trường nhằm thành lập/chuyển giao cho doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tham gia vào quá trình thương mại hóa; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chuyên gia KH&CN, các quỹ đầu tư liên quan để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp KH&CN. Từ đó, nền tảng giải quyết vấn đề phát triển thị trường KH&CN, kết nối các hệ thống dữ liệu thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ông Phạm Hồng Quách - Giám đốc Trung tâm tư vấn Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Bộ KH&CN phát biểu tại Hội nghị

Ông Phạm Hồng Quách - Giám đốc Trung tâm tư vấn Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Bộ KH&CN cho biết đây sẽ là nền tảng hữu hiệu hỗ trợ tích cực cho các đề xuất thành lập doanh nghiệp KH&CN.

Ông Chử Đức Hoàng, đại diện Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ KH&CN cũng cho biết, giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ để phát triển mô hình kinh doanh nghiên cứu khoa học và công nghệ khởi nguồn tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo là mô hình phổ biến trên thế giới. Mỗi quốc gia có một hệ sinh thái khác nhau, do đó, các cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển giao KQNC thông qua loại hình công ty spin-off/spin-out tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam để phát triển mô hình doanh nghiệp spin-off thông qua giao quyền sở hữu các KQNC, TSTT tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo, trong đó xây dựng hệ sinh thái trong trường đại học cung cấp dịch vụ hỗ trợ công ty spin-off như khu ươm tạo, mạng lưới cố vấn, quỹ đầu tư, nhà đầu tư, dịch vụ pháp lý, kế toán,...

TS. Chử Đức Hoàng, đại diện Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ KH&CN phát biểu tại Hội nghị

      Ông Đỗ Sơn Tùng, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Bộ KH&CN cho biết, qua khảo sát thống kê, các tổ chức/cá nhân cung ứng dịch vụ định giá theo Luật Giá đều đăng ký định giá công nghệ, tuy nhiên trong thực tế, hầu hết các tổ chức này đều chưa thực hiện các dịch vụ định giá công nghệ. Ở nước ta hiện nay được tổ chức định giá công nghệ dưới hình thức là các trung tâm, văn phòng, công ty, phòng thử nghiệm bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị ngoài nhà nước có chức năng đánh giá, định giá, giám định công nghệ, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tự KH&CN, thống kê KH&CN, dịch vụ về thông tin.., tổ chức định giá công nghệ thuộc các tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ. Theo số liệu thống kê năm 2014, cả nước có 212 tổ chức công lập cung cấp dịch vụ chuyển giao KH&CN. Trong đó, phân theo lĩnh vực hoạt động của các tổ chức dịch vụ CGCN, có 64,2% (tức khoảng gần 2/3) số tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, sau đó là các tổ chức cung cấp dịch vụ CGCN trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (chiếm 16,5%), tiếp theo là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (12,3%), khoa học nông nghiệp có 5,7% và cuối cùng là khoa học y, dược chỉ có 1,4%. Bên cạnh đó, mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ CGCN ngoài công lập cũng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các loại hình dịch vụ: Tư vấn, môi giới, xúc tiến CGCN cũng như đánh giá, định giá và giám định công nghệ. Cùng với các tổ chức công lập, các tổ chức cung cấp dịch vụ CGCN ngoài công lập ngày càng đáp ứng các yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trường công nghệ ở nước ta. Về phân bố, các tổ chức dịch vụ KH&CN tập trung chủ yếu ở Hà Nội (27,8%) và TP Hồ Chí Minh (13,2%). Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là những vùng có ít các tổ chức cung cấp dịch vụ CGCN. Về loại hình dịch vụ cung cấp, theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học Môi trường và Xã hội năm 2016 và thống kê của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) giai đoạn 2003- 2016, đa phần mỗi đơn vị trung gian CGCN của nước ta có thể cung ứng nhiều dịch vụ cùng lúc như: Tư vấn, môi giới và xúc tiến CGCN, đánh giá và định giá công nghệ. Về loại hình dịch vụ cung cấp, theo kết quả khảo sát của Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ năm 2016, đa phần mỗi đơn vị trung gian chuyển giao công nghệ ở nước ta hiện nay có thể cung ứng nhiều dịch vụ cùng một lúc cho khác hàng. Mỗi đơn vị trung gian thường có thể cung cấp cả chức năng tư vấn, môi giới và xúc tiến chuyển giao công nghệ hoặc có thể cung cấp cả dịch vụ đánh giá và định giá công nghệ. Thực tế cho thấy, nếu xét theo loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ mà các đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ, thì mới giới chuyển giao công nghệ là loại hình có  nhiều đơn vị cung cấp  nhất ở nước ta hiện nay chiếm 78.6%. tiếp theo đó là các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ chiếm khoảng 75%, tổ chức cung cấp dịch vụ đánh giá công nghệ chiếm khoản 42,9%. Chính vì vậy, việc xây dựng một nền tảng nền tảng Tech Valu – Platform nhằm hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN cho Viện nghiên cứu, Trường Đại học mà Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN đang thực hiện trong khuôn khổ nhiệm vụ Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thuộc Đề án 844 là rất cần thiết.

Nguồn: Thúy Hằng- Báo Hà Nội mới

 

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Hội nghị tập huấn điều tra, đánh giá trình độ năng lực công nghệ sản xuất doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn

Ngày 29/10/2024, Trung tâm tư vấn, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ phối hợp với các đơn vị thuộc Sở KH&CN tỉnh Bắc Kạn đồng tổ chức hội nghị tập huấn về điều tra đánh giá trình độ, năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .

DNKNST- công ty CP MJGroup Holdings Việt Nam được lựa chọn tư vấn, tiếp cận kết quả nghiên cứu: dự án khởi nghiệp “đi chợ nhanh” để phối hợp cùng nhóm tác giả thương mại hóa KQNC.

Một ứng dụng đã được triển khai thử nhưng mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn 2020-2022 khi dịch Covid-19 hoành hành. Sau đó ứng dụng này đã cho thấy tính ứng dụng của nó trong đời sống xã hội đặc biệt trong việc giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông như hiện nay.

Nền tảng Techvalue với việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Ngày 27/5/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Viconext

Giải pháp để nông nghiệp Việt Nam trở thành nông nghiệp thông minh

AGRHUB tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp nông nghiệp thông minh, giúp người nông dân dễ dàng áp dụng các tiến bộ công nghệ như Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và máy học (Machine Learning) vào việc quản lý và giám sát nông trại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí canh tác nhưng chất lượng và sản lượng nông sản luôn đạt năng suất cao nhất.

Tọa đàm xây dựng mạng lưới tư vấn cung cấp dịch vụ định giá công nghệ

Ngày 14/11/2024, tại trụ sở 39 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trung tâm tư vấn - Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Viện Đánh giá) đã có buổi tọa đàm làm việc với Công ty Cổ phần Đầu Tư và Thẩm Định Quốc Tế Đông Dương (Tập đoàn SunValue).

Giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ để phát triển mô hình kinh doanh nghiện cứu khoa học và công nghệ khởi nguồn

Ngày 30/5/2023, tại tỉnh Ninh Thuận, Viện Đánh giá Khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN phối hợp với Sở khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá kiểm định nền tảng Tech Valu – Platform hỗ trợ phát triển thị trường cho các startup, trong khuôn khổ nhiệm vụ Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thuộc Đề án 844,

Nền tảng hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đóng góp vào bước khởi nghiệp của doanh nghiệp

Ngày 05/5/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn, các chuyên gia tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá và Công ty TNHH xây dựng và cảnh quan Anh Dũng

Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ngày 26/9/2024, Tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN: “Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (ĐA 844). Nhiệm vụ do Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Viện Đánh giá) – Bộ KH&CN là đơn vị chủ trì, ThS. Phạm Hồng Quách – Giám đốc Trung tâm Tư vấn trực thuộc Viện làm chủ nhiệm. Nhiệm vụ triển khai thực hiện từ tháng 12 năm 2022 đến 6/2024.