NỀN TẢNG DỮ LIỆU SỐ HÓA DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

Science and technology evaluation service platform

Hội thảo "Thực trạng Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 và đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đến năm 2030

Chia sẻ trên :
02-01-2024 142 lượt xem

Nhằm xây dựng Thái Nguyên tương xứng với vai trò trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc là mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn 2030. Trong số 14 mục tiêu cụ thể được đưa ra trong Quy hoạch, có mục tiêu về tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2017-2025. Để tiếp tục tính toán chỉ tiêu tốc độ đổi mới công nghệ của giai đoạn tiếp theo, Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá, tính toán Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị; giá trị sản xuất của sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao/tổng giá trị sản xuất công nghiệp; giá trị giao dịch của thị trường KH&CN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022”. Viện Đánh giá khoa học và Định giá Công nghệ là đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Nội dung chính của nhiệm vụ gồm: điều tra, khảo sát, xây dựng, thiết lập phần mềm, tính toán chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022.

Tại hội thảo, đại diện Viện Đánh giá khoa học và Định giá Công nghệ đã trình bày kết quả thực hiện các nội dung của nhiệm vụ gồm: điều tra, khảo sát, liên quan đến kết quả tính toán Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022; kết quả hoàn thiện phần mềm tính toán chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, Kết quả tính toán chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020 đạt 10,27% và giai đoạn 2020-2022 đạt 2,71%. 

Tại Hội thảo, Viện Đánh giá khoa học và Định giá Công nghệ đã giới thiệu báo cáo về kết quả hoàn thiện phần mềm tính toán chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên; tầm quan trọng của tính toán tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đến quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Đồng thời, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận về nội dung hoạt động đánh giá công nghệ từ góc độ nhà quản lý và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đại diện Cục Thống kê Thái Nguyên trình bày thực trạng hoạt động của doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Trên cơ sở các ý kiến, nội dung thảo luận tại hội thảo là cơ sở để Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ hoàn thiện báo cáo và đề xuất các giải pháp nâng cao chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đến năm 2030. Từ đó, giúp tỉnh Thái Nguyên thực hiện các phân tích về tác động của giao dịch công nghệ đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội hoặc ảnh hưởng của tác động chính sách đến sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ./.

Dương Chiêm - Thế Bằng ( nguôn: https://dosttn.gov.vn/)

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Thúc đẩy nhanh việc thành lập các doanh nghiệp khoa học, công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Tại Hội nghị giới thiệu nền tảng dữ liệu số hóa dịch vụ xác định giá trị tài sản hình thành từ kết quả nghiên cứu, kết nối chuyên gia và doanh nghiệp khởi nghiệp ở ĐHQGHN ngày 17/5/2023, nhiều đề xuất về ý tưởng thành lập các doanh nghiệp này đã được nêu ra và bàn thảo

Hội thảo "Thực trạng Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 và đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đến năm 2030

Ngày 28/12/2023, Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên phối hợp Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - VISTEC (Bộ KH&CN) tổ chức Hội thảo “Thực trạng Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 và đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đến năm 2030”. Dự và chủ trì Hội thảo có bà Nguyễn Hồng Anh – Phó Viện trưởng Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ; ông Đinh Bộ Sơn – Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên. Tham dự Hội thảo có các sở, ngành liên quan; hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và đại diện một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Khơi thông điểm nghẽn thị trường KH&CN ở Việt Nam

Ngày 12/7/2023, Viện Đánh giá Khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá kiểm định nền tảng Tech Valu – Platform hỗ trợ phát triển thị trường cho Viện Nghiên cứu, Trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng.

xác định giá trị tài sản là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng vốn nhà nước

Hỗ trợ tư vấn, định giá tài sản tư kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng vốn Nhà Nước; thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ viện trường; chuyển giao sáng chế cho doanh nghiệp

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc xác định tài sản trí tuệ

Trong khuôn khổ nhiệm vụ Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thuộc Đề án 844, ngày 30/5/2023, tại tỉnh Ninh Thuận, Viện Đánh giá Khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN phối hợp với Sở khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá kiểm định nền tảng Tech Valu – Platform hỗ trợ phát triển thị trường cho các startup.

Giới thiệu : Phát triển nền tảng tư vấn, hỗ trợ startup, spin-off trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu tại trường đại học Thái Bình

“Nền tảng số hóa kết nối: Tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up), doanh nghiệp khởi nguồn (Spin-off) tại cơ sở đào tạo, nghiên cứu”. Hội nghị nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Hội nghị được tổ chức song song trực tiếp và trực tuyến

Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học trên chất mang than sinh học để xử lý đất ô nhiễm hidrocacbon thơm và chế phẩm vi sinh thu được

Ngày 12/3/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và Công ty cổ phần công nghệ sinh học mặt trời đỏ

DNKNST- công ty CP MJGroup Holdings Việt Nam được lựa chọn tư vấn, tiếp cận kết quả nghiên cứu: dự án khởi nghiệp “đi chợ nhanh” để phối hợp cùng nhóm tác giả thương mại hóa KQNC.

Một ứng dụng đã được triển khai thử nhưng mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn 2020-2022 khi dịch Covid-19 hoành hành. Sau đó ứng dụng này đã cho thấy tính ứng dụng của nó trong đời sống xã hội đặc biệt trong việc giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông như hiện nay.