NỀN TẢNG DỮ LIỆU SỐ HÓA DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

Science and technology evaluation service platform

DNKNST- công ty TNHH xây dựng và cảnh quan Anh Dũng được lựa chọn tư vấn, tiếp cận dự án “Nghiên cứu lai tạo và nhân giống Invitro hoa lan hồ điệp” nhằm hỗ trợ, thương mại hóa KQNC

Chia sẻ trên :
11-07-2024 90 lượt xem
Buổi làm việc trao đổi về dự án

Mô hình lai tạo và nhân giống invitro hoa lan hồ điệp, sản phẩm của nhóm nghiên cứu được giới thiệu đến công ty TNHH Xây dựng và Cảnh quan Anh Dũng để doanh nghiệp tiếp cận, hỗ trợ dự án thằm thương mại hóa KQNC. Công ty được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 22 tháng 01 năm 2024, với số vốn điều lệ ba tỷ đồng. Công ty hoạt động kinh doanh với nhiều ngành nghề, trong đó có hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu, Hoạt động tư vấn quản lý, dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan

Theo đề án của nhóm thực hiện thuộc Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ về số hóa dịch vụ đánh giá khoa học và định giá công nghệ. Công ty đã được giới thiệu tư vấn tham gia thí điểm ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Các nội dung tư vấn về đánh giá, định giá công nghệ được các chuyên gia do đơn vị tư vấn và đại diện của nhóm thực hiện nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ đề án 844 – nền tảng hỗ trợ phát triển thị trường ĐMST, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Viện Đánh giá Khoa học và Định giá công nghệ, đã tư vấn đầy đủ, chuyên nghiệp, có những gợi mở áp dụng thực tiễn vào doanh nghiệp để hoàn thiện dự án khởi nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp còn được tư vấn về vốn đầu tư để mua bán chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, đăng ký sở hữu trí tuệ, tư vấn về tài chính doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp KHCN.

Trong những năm gần đây, thị trường lan Hồ điệp có sức tiêu thụ lớn so với các loại hoa khác, tập trung nhiều nhất ở các đô thị, thành phố lớn. Theo kết quả điều tra đánh giá của Viện Nghiên cứu Rau quả, năm 2018, số lượng lan Hồ điệp được tiêu thụ tại Việt Nam là 15 triệu cây, trong đó có khoảng 40% số lượng trên được sản xuất tại Việt Nam và 60% được nhập từ Trung Quốc và Đài Loan… (Đặng Văn Đông, 6/2019). Điều này cho thấy sản xuất hoa lan Hồ điệp ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người dân. Những nghiên cứu về lan Hồ điệp ở Việt Nam được nhiều nhà khoa học quan tâm với nhiều góc độ khác nhau như kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân nhanh giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, xử lý phân hoá mầm hoa và điều khiển sự ra hoa (Nguyễn Văn Tiến và cs, 2019). Tuy nhiên, các nghiên cứu về chọn tạo giống chưa có nhiều, các giống hoa lan Hồ điệp đang được trồng trong sản xuất hiện nay phần lớn là các giống nhập nội, nhiều giống chưa thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam

Những nghiên cứu về lan Hồ điệp ở Việt Nam được nhiều nhà khoa học quan tâm với nhiều góc độ khác nhau như kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân nhanh giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, xử lý phân hoá mầm hoa và điều khiển sự ra hoa (Nguyễn Văn Tiến và cs, 2019). Tuy nhiên, các nghiên cứu về chọn tạo giống chưa có nhiều, các giống hoa lan Hồ điệp đang được trồng trong sản xuất hiện nay phần lớn là các giống nhập nội, nhiều giống chưa thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam, chúng ta cũng chưa chủ động được bộ giống cho sản xuất. Để khắc phục bất cập trên, một trong những giải pháp quan trọng là tiến hành lai hữu tính để tạo ra những giống lan mới có màu sắc đẹp, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện sinh thái của Việt Nam, giúp người sản xuất chủ động nguồn giống, đây là vấn đề rất cần thiết trong sản xuất hoa lan hiện nay. Gi

Nhóm thực hiện đã nghiên cứu mô hình lai tạo và nhân giống invitro hoa lan hồ điệp để với mong muốn chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực hiện dự án khởi nghiệp của mình

Phòng nghiên cứu và lai tạo nhân giống lan hồ điệp

Lan Hồ điệp có thời gian sinh trưởng khá dài mới cho thu hoa, do vậy việc đánh giá mức độ bị sâu, bệnh hại chính của giống là rất quan trọng nhằm giảm rủi ro và chi phí sản xuất. Kết quả cho thấy dòng HĐ2 bị một số sâu, bệnh hại chính ở mức độ nhẹ, đặc biệt bệnh thối nhũn trên dòng HĐ2 khi đánh giá ở các địa phương đều cho thấy mức độ bị hại ở mức nhẹ 2,6 - 3,1%, thấp hơn mức hại trên giống đối chứng (3,5 - 4,0%). Qua đó một lần nữa khẳng định rằng dòng HĐ2 có khả năng thích nghi tốt khi trồng ở một số địa phương. Qua kết quả khảo nghiệm sản xuất tại các địa phương khác nhau của Việt Nam cho thấy dòng Hồ điệp lai HĐ2 có khả năng thích nghi tốt, sinh trưởng khỏe, chất lượng hoa cao và ổn định, hoa màu đỏ tươi được thị trường ưa chuộng. Dự án lai tạo ra giống mới mang đặc tính tốt, giống cây sạch bệnh, tạo số lượng cây lớn trong thời gian ngắn đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời giúp giảm giá thành sản phẩm nhờ áp dụng kỹ thuật cao trong sản xuất

Tuy nhiên dự án lai tạo này còn gặp khó khăn về nguồn vốn, trang thiết bị còn hạn chế. Do đó cần có sự đầu tư vốn để triển khai dự án hiệu quả nhất trong thời gian tới.

Trong quá trình kết nối giới thiệu kết quả nghiên cứu tới doanh nghiệp. Các chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ kết nối các giả nhóm nghiên cứu để doanh nghiệp gặp gỡ các nhà khoa học, nhóm tác giả để thực hiện dự án khởi nghiệp của mình.

Đây là những thông tin, kiến thức cần thiết và thiết thực, áp dụng trong quá trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp thời gian sắp tới. 

Bài, ảnh: Lê Thị Tuyết Hạnh

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

DNKNST- công ty TNHH Tập đoàn phát triển thịnh vượng toàn cầu được lựa chọn tư vấn, tiếp cận dự án “Máy nông cụ đa năng” của nhóm thực hiện nhằm kết nối, chuyển giao KQNC

Dự án máy nông cụ đa năng là dự án hỗ trợ người dùng thực hiện các hoạt động, công việc nông nghiệp với công suất cao giúp hoàn thành công việc nhanh chóng cũng như tiết kiệm sức lao động so với cách làm truyền thống trước đây

Triển khai tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Ngày 06/5/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá với công ty CP nhà máy xanh DNA

Mở rộng kết nối “Nền tảng số hóa định giá KQNC hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nguồn tại các tổ chức nghiên cứu, trường đại học”

Ngày 03/10/2024, Tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ ngành Năng lượng nguyên tử lần thứ VIII do Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ KH&CN) tổ chức, Ông Phạm Hồng Quách, Giám đốc Trung tâm Tư vấn đánh giá khoa học và định giá công nghệ, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ đã tham dự và có bài báo cáo trình bày tại Hội nghị.

Chuyển giao công nghệ về xử lý đất và nước bị ô nhiễm dầu

Việc ký kết chuyển giao công nghệ giữa Viện Công nghệ sinh học và Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Mặt trời Đỏ đã giải quyết những tồn tại về xử lý đất và nước bị ô nhiễm dầu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thông qua việc tập huấn, hướng dẫn của nhà khoa học để nắm bắt và làm chủ công nghệ, giúp cho kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm nhanh chóng được ứng dụng trong thực tiễn.

Công ty CP ANEED được lựa chọn tư vấn, tiếp cận KQNC“Ứng dụng công nghệ trong GDĐT, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường” để phối hợp cùng nhóm tác giả thương mại hoá KQNC.

Dự án “Ứng dụng công nghệ trong giáo dục đào tạo, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường” hướng mới trong kết quả nghiên cứu và định hướng thương mại hóa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

Nền tảng Techvalue với việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Ngày 27/5/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Viconext

Công ty TNHH Công nghệ và thương mại LKN được lựa chọn tư vấn, tiếp cận dự án “Xây dựng hệ thống chống trộm trong nhà thông minh” của nhóm nghiên cứu nhằm kết nối thương mại hóa KQNC

Nhà thông minh đã giúp khắc phục vấn đề này với thiết bị chống trộm tiên tiến, có thể phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào và kịp thời báo cho chủ nhân của căn nhà thông qua tin nhắn, điện thoại hoặc là chuông cảnh báo

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc xác định tài sản trí tuệ

Trong khuôn khổ nhiệm vụ Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thuộc Đề án 844, ngày 30/5/2023, tại tỉnh Ninh Thuận, Viện Đánh giá Khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN phối hợp với Sở khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá kiểm định nền tảng Tech Valu – Platform hỗ trợ phát triển thị trường cho các startup.