NỀN TẢNG DỮ LIỆU SỐ HÓA DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

Science and technology evaluation service platform

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc xác định tài sản trí tuệ

Chia sẻ trên :
03-01-2024 237 lượt xem

           Phát biểu khai mạc Hội nghị TS.Trần Hậu Ngọc, Viện trưởng Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Bộ KH&CN đánh giá cao vai trò của các startup. Ông cho rằng, doanh nghiệp khởi nghiệp là môi trường thuận lợi để khai thác tối đa lượng chất xám, tinh thần làm giàu, ước mơ vươn mình ra thế giới của thế hệ trẻ hiện nay. Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp làm giảm nguy cơ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, phát triển khoa học công nghệ cao của quốc gia. Startup là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao năng suất của xã hội tri thức. Các công ty startup là nơi phù hợp nhất để thử nghiệm các phát minh mới và do đó là cơ chế tốt nhất để thương mại hóa công nghệ và các khám phá mới. Các công ty khởi nghiệp đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và kinh tế địa phương. Các công ty lớn thường mua các công ty startup thành công nhằm tích hợp các giải pháp mới mẻ, sáng tạo của startup vào hoạt động kinh doanh của mình để duy trì lợi thế cạnh tranh. 

        Viện trưởng Trần Hậu Ngọc cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở đào tạo để làm cầu nối cho các nhà khoa học, các startup thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Viện trưởng mong muốn, các ý kiến thảo luận, tư vấn tại hội tnghị sẽ góp phần thúc đẩy thị trường KH&CN ở Việt Nam. Với vai trò là đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ sẽ tích cực hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, nhà khoa học trong việc thúc đẩy chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ.

TS.Trần Hậu Ngọc, Viện trưởng Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ phát biểu khai mạc Hội nghị

          Ông Phạm Hồng Quách - Giám đốc Trung tâm tư vấn Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Bộ KH&CN cung cấp thông tin nền tảng hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Start-up), doanh nghiệp khởi nguồn (Spin-off) liên quan đến dịch vụ hỗ trợ, tư vấn đánh giá, định giá công nghệ, kết quả nghiên cứu của Viện, Trường nhằm thành lập/chuyển giao cho doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tham gia vào quá trình thương mại hóa; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chuyên gia KH&CN, các quỹ đầu tư liên quan để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp KH&CN. Từ đó, nền tảng giải quyết vấn đề phát triển thị trường KH&CN, kết nối các hệ thống dữ liệu thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây sẽ là nền tảng hữu hiệu hỗ trợ tích cực cho các đề xuất thành lập doanh nghiệp KH&CN.

Ông Phạm Hồng Quách - Giám đốc Trung tâm tư vấn Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Bộ KH&CN trình bày tại Hội nghị

             Phát biểu tại Hội nghị, Ông Chử Đức Hoàng, đại diện Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ KH&CN cũng cho biết, giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ để phát triển mô hình kinh doanh nghiên cứu khoa học và công nghệ khởi nguồn tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo là mô hình phổ biến trên thế giới. Mỗi quốc gia có một hệ sinh thái khác nhau, do đó, các cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển giao KQNC thông qua loại hình công ty spin-off/spin-out tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam để phát triển mô hình doanh nghiệp spin-off thông qua giao quyền sở hữu các KQNC, TSTT tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo, trong đó xây dựng hệ sinh thái trong trường đại học cung cấp dịch vụ hỗ trợ công ty spin-off như khu ươm tạo, mạng lưới cố vấn, quỹ đầu tư, nhà đầu tư, dịch vụ pháp lý, kế toán,...

TS. Chử Đức Hoàng, đại diện Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ KH&CN phát biểu tại Hội nghị

              Đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá, xác định giá trị tài sản trí tuệ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đối mới sáng tạo tại Việt Nam, ông Đỗ Sơn Tùng, Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN cho biết, hoạt động định giá công nghệ, xác định giá trị tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tập trung vào việc cụ thể như: xác định tài sản vô hình của doanh nghiệp khi khởi nghiệp, định giá, xác tài sản trí tuệ của các kết quả nghiên cứu…để có thể ứng dụng vào sản xuất, hình thành mô hình kinh doanh cho sự khởi đầu của doanh nghiệp…Tài sản trí tuệ là một bộ phận quan trọng, hiện đang trở thành bệ phóng mạnh mẽ hơn nữa cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đối tượng là doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST thì theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh. Như vậy có thể thấy rằng dù là đối tượng nào, ở giai đoạn nào thì vẫn phải áp dụng các quy định hiện hành về định giá công nghệ, tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, hiện các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà ít chú trọng đến việc tạo lập các tài sản trí tuệ mới, bảo hộ và khai thác các quyền sở hữu trí tuệ.

               Kết thúc Hội nghị nhiều ý kiến đồng thuận với nền tảng Tech Valu – Platform mà Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN đề xuất nhằm hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN cho Viện nghiên cứu, Trường Đại học.

Nguồn: Lê Lan- Báo Tiền Phong

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Nền tảng Techvalue với việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Ngày 27/5/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Viconext

Công ty CP ANEED được lựa chọn tư vấn, tiếp cận KQNC“Ứng dụng công nghệ trong GDĐT, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường” để phối hợp cùng nhóm tác giả thương mại hoá KQNC.

Dự án “Ứng dụng công nghệ trong giáo dục đào tạo, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường” hướng mới trong kết quả nghiên cứu và định hướng thương mại hóa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

“Đi chợ nhanh”- Dự án kết nối nhóm nghiên cứu tới doanh nghiệp, những bước đi khởi đầu

Cách thức hoạt động của chiến lược này có thể gọi điện trực trực tiếp, trên website hoặc ứng dụng trên điện thoại

DNKNST-công ty CP ANEED được lựa chọn tư vấn, tiếp cận kết quả nghiên cứu từ nhóm thực hiện về “Công nghệ sản xuất Viên uống phụ khoa LACVAGIN” tiếp cận với nhóm tác giả thương mại hóa KQNC

“Công nghệ sản xuất Viên uống phụ khoa LACVAGIN” là dự án khởi nghiệp của nhóm thực hiện nghiên cứu được giới thiệu đến Công ty CP ANEED để doanh nghiệp tiếp cận, phối hợp với nhóm tác giả hoàn thiện dự án và thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Công ty TNHH EI3 GLOBAL được chọn lựa để tư vấn, tiếp cận dự án: “Số hóa thông tin điểm đến văn hóa, du lịch nhằm hỗ trợ và từng bước chuyển giao thương mại hóa KQNC.

Công ty TNHH EI3 GLOBAL đã được giới thiệu để tham gia thí điểm ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ nhiệm vụ: “Hỗ trợ phát triển thị trường doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” thông qua hội nghị:” Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá, kiểm định nền tảng và lấy ý kiến của các đơn vị thụ hưởng tiềm năng Viện nghiên cứu, trường Đại học, doanh nghiệp ươm tạo, startup” được tổ chức vào tháng 5, tháng 6 năm 2023.

Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ngày 26/9/2024, Tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN: “Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (ĐA 844). Nhiệm vụ do Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Viện Đánh giá) – Bộ KH&CN là đơn vị chủ trì, ThS. Phạm Hồng Quách – Giám đốc Trung tâm Tư vấn trực thuộc Viện làm chủ nhiệm. Nhiệm vụ triển khai thực hiện từ tháng 12 năm 2022 đến 6/2024.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo- công ty cổ phần tập đoàn công nghệ số AHF được lựa chọn tư vấn, tiếp cận dự án: “Hệ thống quản lý nhà thông minh” nhằm chuyển giao thương mại hóa KQNC

Trong ngôi nhà thông minh VPTECH SMART, bộ điều khiển trung tâm thông minh không chỉ kiểm soát ánh sáng mà có thể là nhiệt độ phòng, hệ thống an ninh và các thiết bị giải trí…

Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ

Ngày 08/01/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.