NỀN TẢNG DỮ LIỆU SỐ HÓA DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

Science and technology evaluation service platform

Chuyển giao công nghệ về xử lý đất và nước bị ô nhiễm dầu

Chia sẻ trên :
03-01-2024 169 lượt xem

Chiều 19/7, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Chuyển giao Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2558 với tên “Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học trên chất mang than sinh học để xử lý đất ô nhiễm hiđrocacbon thơm và chế phẩm vi sinh thu được bằng quy trình này” giữa Viện Công nghệ sinh học và Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Mặt trời đỏ (thành viên của An Việt Group).

 Tại Lễ ký kết, hai bên đã thống nhất Viện Công nghệ sinh học sẽ chuyển giao Quyền sở hữu công nghiệp Giải pháp hữu ích số 2558 cho Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Mặt trời đỏ (CTCP Công nghệ sinh học Mặt trời đỏ).

 Doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ này sẽ tiếp tục đầu tư sản xuất sản phẩm và ứng dụng thực tế giúp cho việc xử lý ô nhiễm xăng dầu bằng biện pháp sinh học an toàn, hiệu quả mang lại môi trường trong lành cho các vùng, khu vực ô nhiễm xăng dầu.

 PGS.TS. Phan Tiến Dũng, Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) khẳng định, việc xác lập, khai thác sáng chế và thương mại hóa kết quả nghiên cứu giữ vai trò quan trọng và là mục tiêu then chốt đối với sự phát triển của Viện Hàn lâm.

 Là cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ đứng hàng đầu cả nước, trong những năm vừa qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã luôn chủ động, sáng tạo đề xuất nhiều giải pháp đồng bộ, mang tính đột phá thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nhằm đưa các kết quả khoa học vào triển khai thực tiễn. Viện Hàn lâm đã là ngọn cờ đầu trong đăng ký sáng chế và trở thành chủ sở hữu rất nhiều Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích có giá trị.

 Chỉ tính riêng năm 2021, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được cấp 63 Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Con số ấn tượng về số Bằng độc quyền sáng chế, ước tính chiếm 1/3 tổng số văn bằng độc quyền sáng chế của chủ đơn người Việt và chiếm khoảng 60% tổng số văn bằng của các trường đại học và viện nghiên cứu trong cả nước.

 Hoạt động sở hữu trí tuệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói chung, của Viện Công nghệ sinh học nói riêng được đánh giá là sôi động, hiệu quả. Hàng năm, Viện Công nghệ Sinh học đều đặn có bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích mới được cấp (khoảng từ 6 đến 12 bằng độc quyền mỗi năm). Điều này cho thấy phương hướng chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học, đã tạo điều kiện, khuyến khích và có những cơ chế phù hợp thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) tại đơn vị ngày một phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

 Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 2558 có nguồn gốc từ Nhiệm vụ phát triển công nghệ cấp Viện Hàn lâm KHCNVN "Hoàn thiện chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu bằng vi khuẩn tạo màng sinh học trên than sinh học có nguồn gốc từ trấu", thực hiện năm 2021-2023.

Toàn cảnh Lễ ký kết. Ảnh: BL

Việc ký kết chuyển giao công nghệ giữa Viện Công nghệ sinh học và Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Mặt trời Đỏ có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ giải quyết một hiện trạng đang tồn tại về xử lý đất và nước bị ô nhiễm dầu, mà còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thông qua việc tập huấn, hướng dẫn của nhà khoa học để nắm bắt và làm chủ công nghệ, qua đó cũng giúp cho kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm nhanh chóng được ứng dụng trong thực tiễn.

 PGS.TS. Phí Quyết Tiến, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học cho biết, việc hợp tác giữa hai đơn vị về việc chuyển giao Quyền sở hữu công nghiệp Giải pháp hữu ích sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của chế phẩm xử lý xăng, dầu ra thị trường, khẳng định khả năng thương mại các kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng và giải quyết một cách hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.

 Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hơn nữa phong trào nghiên cứu khoa học tại đơn vị, tạo động lực để các nhà khoa học thêm nhiệt huyết, hứng khởi để đạt những dấu ấn mới trong sự nghiệp nghiên cứu và phát triển các công trình khoa học của mình.

 Theo ông Đào Ngọc Nam, Chủ tịch An Việt Group, đại diện cho CTCP CNSH Mặt trời Đỏ, Công ty đã tìm hiểu công nghệ này và đã tiến hành thử nghiệm sản phẩm của nhóm nghiên cứu, kết quả an toàn, hiệu quả rất tốt trong việc xử lý các vùng, các nơi bị ô nhiễm xăng, dầu mà trước đây dùng các biện pháp khác rất phức tạp và tốn kém. Việc chuyển giao thực hiện theo đúng quy trình, tuân thủ quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi các bên liên quan.

Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học trên chất mang than sinh học để xử lý đất ô nhiễm hidrocabon thơm và chế phẩm vi sinh thu được bằng quy trình này được cấp theo Quyết định số 89w/QĐ-SHTT ngày 05/01/2021 của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ).

Từ các nghiên cứu này, nhóm tác giả nhận thấy chất mang gắn vi sinh vật tạo màng sinh học đã làm cho hiệu quả của các quá trình xử lý tăng lên rõ rệt.

Có thể giải thích được là nhờ các vi sinh vật tạo màng sinh học có trong các chất mang là những chủng có khả năng phân hủy và chuyển hóa các thành phần của dầu rất tốt; đồng thời các chất mang có khả năng hấp phụ các thành phần của dầu, nhờ đó các vi sinh vật dễ dàng tiếp cận hơn với các chất này và sử dụng chúng như nguồn carbon và năng lượng cho quá trình sinh trưởng.

Bên cạnh đó, với cấu trúc vật lý này, các vi sinh vật dễ dàng tạo màng sinh học và tạo thành các ổ sinh thái trên các lỗ của than sinh học. Đồng thời, biochar từ trấu có giá thành rất rẻ và rất sẵn có ở Việt Nam, nên chi phí sản xuất là rất khiêm tốn.

Từ các kết quả nghiên cứu ban đầu này, nhóm tác giả thấy rằng, điểm khác biệt của chế phẩm này với các sản phẩm hóa học và sinh học đang có trên thị trường là sản phẩm của nhóm tác giả là sự kết hợp của cả 3 phương pháp vật lý (cơ chế hấp phụ), hóa học (sự chuyển hóa các chất) và sinh học (sử dụng vi sinh và giá thể sinh học, không gây ô nhiễm môi trường). Và sản phẩm này có thể sử dụng cả ở môi trường đất và nước vì vậy, nó có tính ứng dụng khá cao. Sản phẩm đã được thử nghiệm tại một số khu vực bị ô nhiễm dầu tại Việt Nam.

Nguồn: Bích Liên- Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Hội thảo "Thực trạng Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 và đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đến năm 2030

Ngày 28/12/2023, Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên phối hợp Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - VISTEC (Bộ KH&CN) tổ chức Hội thảo “Thực trạng Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 và đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đến năm 2030”. Dự và chủ trì Hội thảo có bà Nguyễn Hồng Anh – Phó Viện trưởng Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ; ông Đinh Bộ Sơn – Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên. Tham dự Hội thảo có các sở, ngành liên quan; hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và đại diện một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Giải pháp để nông nghiệp Việt Nam trở thành nông nghiệp thông minh

AGRHUB tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp nông nghiệp thông minh, giúp người nông dân dễ dàng áp dụng các tiến bộ công nghệ như Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và máy học (Machine Learning) vào việc quản lý và giám sát nông trại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí canh tác nhưng chất lượng và sản lượng nông sản luôn đạt năng suất cao nhất.

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc xác định tài sản trí tuệ

Trong khuôn khổ nhiệm vụ Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thuộc Đề án 844, ngày 30/5/2023, tại tỉnh Ninh Thuận, Viện Đánh giá Khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN phối hợp với Sở khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá kiểm định nền tảng Tech Valu – Platform hỗ trợ phát triển thị trường cho các startup.

Phát triển nền tảng tư vấn, hỗ trợ startup, spin-off trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu

Ngày 23/02/2023 tại Hà Nội, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị “Nền tảng số hóa kết nối: Tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up), doanh nghiệp khởi nguồn (Spin-off) tại cơ sở đào tạo, nghiên cứu”.

Mở rộng kết nối “Nền tảng số hóa định giá KQNC hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nguồn tại các tổ chức nghiên cứu, trường đại học”

Ngày 03/10/2024, Tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ ngành Năng lượng nguyên tử lần thứ VIII do Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ KH&CN) tổ chức, Ông Phạm Hồng Quách, Giám đốc Trung tâm Tư vấn đánh giá khoa học và định giá công nghệ, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ đã tham dự và có bài báo cáo trình bày tại Hội nghị.

Công ty CP Vạn Giai Thụy được lựa chọn tư vấn, tiếp cận dự án “Bột làm đẹp da 100% từ cây thuốc nam Thảo Sinh Dược” để kết nối thương mại hóa KQNC

Đây là dự án được giới thiệu đến Công ty cổ phần Vạn Giai Thụy nhằm hoàn thiện, kết nối, chuyển giao thương mại hóa kết quả nghiên cứu

xác định giá trị tài sản là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng vốn nhà nước

Hỗ trợ tư vấn, định giá tài sản tư kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng vốn Nhà Nước; thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ viện trường; chuyển giao sáng chế cho doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục đào tạo, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, dự án khởi nghiệp và những ứng dụng thực tiễn của đề án với hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp

Ngày 28/4/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và Công ty CP ANEED