NỀN TẢNG DỮ LIỆU SỐ HÓA DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

Science and technology evaluation service platform

Công ty CP tập đoàn công nghệ số AHF được chọn lựa tư vấn, tiếp cận dự án:Xây dựng hệ thống du lịch thông minh phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên nhằm thương mại hóa KQNC.

Chia sẻ trên :
11-07-2024 58 lượt xem
Buổi trao đổi làm việc giữa chuyên gia tư vấn và đại diện công ty 

Công ty CP tập đoàn công nghệ số AHF được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 22 tháng 7 năm 2022 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty CP tập đoàn công nghệ số AHF hoạt động với nhiều ngành nghề đa dạng. Trong đó ngành nghề chính là hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan và nhiều ngành nghề kinh doanh khác. Công ty với số vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng.

Các nội dung tư vấn về đánh giá, định giá công nghệ được các chuyên gia do đơn vị tư vấn và đại diện của nhóm thực hiện nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ đề án 844 – nền tảng hỗ trợ phát triển thị trường ĐMST, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Viện Đánh giá Khoa học và Định giá công nghệ, đã tư vấn đầy đủ, chuyên nghiệp, có những gợi mở áp dụng thực tiễn vào doanh nghiệp để hoàn thiện dự án khởi nghiệp.

Ngành du lịch được đánh giá là “ngành công nghiệp không khói” có tác động tích cực và lan tỏa tới nhiều lĩnh vực khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, góp phần tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa,… Bởi vậy, ngành công nghiệp du lịch đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới.

Trong xu thế phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, hệ thống điện tử hiện đại; đặc biệt là xu thế phát triển tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo cơ hội phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cho nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch và khái niệm du lịch thông minh đang ngày càng được đề cập đến. Một cách khái quát nhất thì du lịch thông minh được hiểu là việc áp dụng khoa học và công nghệ nhằm cung cấp dịch vụ thông tin cho du khách thông qua mạng Internet, thiết bị di động thông minh, ứng dụng trực tuyến, thực hiện hướng dẫn thời gian thực cho du khách trong quá trình thăm quan. Du lịch thông minh (smart traveling) là một phương thức, xu hướng mới và khác với du lịch truyền thống. Du khách sẽ không còn phó mặc cho công ty tổ chức tour du lịch, mà lúc này, du khách sẽ tự quyết định và lựa chọn tour du lịch phù hợp, thuận lợi về thời gian và điều kiện kinh tế của mình thông qua hệ thống du lịch thông minh. Nhân dân, du khách sẽ khai thác thông tin thông qua việc sử dụng hệ thống du lịch thông minh, cũng như tham khảo thông tin, dữ liệu bản đồ, chương trình khuyến mãi,… để đưa ra quyết định lịch trình tour du lịch cho mình. Đồng thời sẽ được hướng dẫn “chu đáo” trong quá trình thăm quan, du lịch thông qua giao diện “hướng dẫn du lịch viên ảo”. Bởi vậy, việc phát triển hệ thống du lịch thông minh, hình thành lên hệ sinh thái du lịch (eco tourism), hiện thực việc hướng dẫn, hỗ trợ du khách mọi lúc, mọi nơi và trực tuyến; tạo môi trường tương tác giữa du khách, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch; xây dựng ngành du lịch chất lượng cao, tạo môi trường phát triển xúc tiến du lịch điện tử, góp phần phát triển kinh tế du lịch cho đất nước.

Toàn cảnh buổi làm việc trao đổi về dự án

Tỉnh Thái Nguyên, với kho tàng lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đa dạng, phong phú và đa dạng (tổng số hơn 800 di tích, trong đó có 221 di tích đã được xếp hạng, 7 di sản văn hóa phi vật thể, còn lại là 579 di tích chưa được xếp hạng). Bởi vậy, trong những năm qua, doanh thu du lịch hàng năm tăng từ 10 đến 15%, lưu trú dịch vụ tăng từ 18-20%, năm 2015, tổng số lượt khách đến Thái Nguyên đạt trên 1,9 triệu lượt, tổng doanh thu toàn xã hội về các dịch vụ du lịch đạt 1.526 tỷ đồng. Đánh giá được vai trò to lớn, cũng như tiềm năng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chủ trương của chính phủ, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tích cực triển khai nhiều chính sách, đề án nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo hướng hiện đại, xác định du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tỉnh Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có hạ tầng về Công nghệ thông tin và Truyền thông phát triển. Số lượng thuê bao sử dụng mạng Internet có tốc độ cao đạt 81%, sử dụng máy tính đạt 85%; hạ tầng viễn thông cơ bản hoàn thiện từ thành phố xuống xã, phường kể cả các xã khu vực vùng sâu và vùng xa, dân tộc ít người. Đồng thời, việc sử dụng và ứng dụng Công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước cũng đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Đây là những tiền đề thuận lợi để phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực của tỉnh, trong đó có lĩnh vực du lịch, phát triển du lịch thông minh cho tỉnh.

Cũng như nhiều tỉnh thành khác của Việt Nam, việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực du lịch của Thái Nguyên cần được đẩy mạnh hơn nữa. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa đầu tư và đẩy mạnh hoạt động ứng dụng KH&CN trong truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh tới cộng đồng trong và ngoài nước; chưa khai thác được các ưu điểm của thương mại điện tử ứng dụng cho ngành du lịch, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đã tạo ra những rào cản với nhân dân, du khách trong việc tiếp cận kịp thời chương trình, ưu đãi, khuyến mãi sản phẩm du lịch của doanh nghiệp du lịch. Trong khi đó, vai trò du lịch thông minh không chỉ là phát triển xúc tiến thương mại điện tử trong du lịch, mà còn quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút sự quan tâm nhân dân, du khách; tạo ra sức lan tỏa nhanh chóng tới cộng đồng trong nước và quốc tế. Bởi vậy, việc phát triển xây dựng hệ thống du lịch thông minh sẽ góp phần quảng bá, truyền thông đưa những giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử và khai thác được tiềm năng du lịch của tỉnh.

Như chúng ta đã biết, trên thực tế hiện nay, không chỉ ở Thái Nguyên, nhiều di tích, điểm thăm quan, danh thắng có giá trị văn hóa phi vật thể, có ý nghĩa lịch sử hấp dẫn. Nhưng du khách không được “hưởng thụ” trong quá trình thăm quan của mình. Do thiếu số lượng hướng dẫn viên, nguồn thông tin hạn chế, hoặc trả chi phí cao cho việc hướng dẫn du lịch. Nên dẫn đến, hầu hết các du khách chỉ “lướt” qua, vãn cảnh các địa điểm du lịch của tỉnh, mà vẫn chưa có cơ hội nắm bắt thông tin, giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử của địa danh mà mình thăm quan. Bởi thế, du khách sẽ không cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp lịch sử, giá trị văn hóa của di tích; cũng như di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng sẽ không tạo được sức thu hút và lôi cuốn du khách quay lại thăm quan và giới thiệu tới mọi người xung quanh mình.

Đồng thời, với sự phát triển của xã hội hiện đại thì xu thế du lịch tự do là tất yếu, phần lớn các du khách sẽ sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động thông minh để hướng dẫn du lịch, tìm kiếm thông tin hơn là việc tham gia chương trình thăm quan du lịch trọn gói của các công ty du lịch. Cho nên, việc phát triển hệ thống du lịch thông minh sẽ hình thành được phương thức hướng dẫn du lịch thông qua sự hỗ trợ của thiết bị di động hay còn gọi là hướng dẫn du lịch thông minh. Đây là phương thức phát triển tất yếu của xã hội hiện nay, cần thiết và thiết thực. Với việc sử dụng phương thức hướng dẫn du lịch thông minh này, du khách sẽ chủ động và linh hoạt hơn trong việc tìm hiểu văn hóa, ý nghĩa lịch sử trong quá trình thăm quan của mình.

Bên cạnh đó, trong quá trình thăm quan, du khách không chỉ quan tâm đến địa điểm du lịch, mà còn quan tâm đến thông tin dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, phố ẩm thực,…) để đưa ra những lựa chọn phù hợp trong lộ trình thăm quan của mình. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thông tin này chưa thuận lợi, nội dung chưa được cập nhật thường xuyên, nên giá trị thông tin này còn thấp, gây khó khăn cho việc tra cứu của du khách, gây ra tâm lý lo lắng cho du khách trong quá trình thăm quan du lịch tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng, cũng như tỉnh khác nói chung. Đồng thời, nhằm thực hiện chiến lược xúc tiến thương mại, kích cầu du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch sẽ thường xuyên đưa ra những chính sách ưu đãi, khuyến mãi nhằm thu hút du khách đến với Thái Nguyên, nhưng các thông tin này chưa đến được rộng rãi tới nhân dân, du khách, hoặc đến chậm (sau quá trình thăm quan của du khách); hoặc nhân dân, du khách có thể bỏ lỡ cơ hội tiếp nhận chương trình khuyến mãi, xúc tiến du lịch. Cho nên, chương trình tích cầu du lịch của doanh nghiệp sẽ chưa đem lại hiệu quả cho cả hai bên.

Mặt khác, khi thăm quan nhân dân, du khách có thể sẽ cần sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, quản lý nhà nước, có thể đưa ra những đánh giá về chất lượng sản phẩm du lịch (nhà nhà, khách sạn, món ẩm thực,…), hoặc họ cần nắm bắt thông tin, sự kiện văn hóa, chương trình nghệ thuật đang và sẽ được tổ chức tại tỉnh. Nhưng hiện nay, kênh “liên kết thông tin du lịch” giữa du khách, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch chưa được hình thành và xây dựng. Điều này gây ra nhiều hạn chế trong việc nắm bắt thông tin như xúc tiến, quảng bá du lịch; doanh nghiệp, nhà quản lý trong việc không nắm bắt kịp thời thị hiếu, thông tin phản hồi của du khách nhanh chóng; hoặc đưa ra ngay chương trình kích cầu, tri ân du khách trong trong quá trình này, nâng cao chất lượng du lịch, tạo sức hút cho cộng đồng trong việc tìm hiểu giá trị văn hóa phi vật thể, ý nghĩa lịch sử địa phương của tỉnh Thái Nguyên.

Từ năm 2017 trở lại đây, nhiều tỉnh, thành phố rất quan tâm đến phát triển ngành du lịch theo hướng hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong lĩnh vực du lịch nhằm phát triển hệ thống du lịch thông minh; thúc đẩy quảng bá du lịch, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại điện tử trong du lịch để tới cộng đồng trong nước và quốc tế. Một số thành phố cũng đang bước đầu nghiên cứu, hoặc ký những văn bản hợp tác với đối tác để triển khai du lịch du lịch thông minh cho tỉnh mình như tỉnh Lào Cai, Ninh Bình, thành phố Hồ Chí Minh,…

Tuy nhiên, qua tìm hiểu, vấn đề hướng dẫn du lịch thông minh thông qua việc sử dụng và tích hợp công nghệ GPS, GIS, cung cấp dữ liệu đa phương tiện dựa vào vị trí của du khách chưa được đề cập đến trong những dự án này. Các chức năng giới thiệu di tích bằng dữ liệu đa phương tiện cũng không được trình bày trong đề án khi triển khai hệ thống này, hoặc chỉ hướng đến việc cung cấp dữ liệu văn bản giới thiệu vắn tắt về địa danh, di tích, lịch sử,...

Bên cạnh đó, trong mỗi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh có nhiều điểm di tích nhỏ hơn, điển tích lịch sử được bố trí trong quần thể di tích. Những điểm di tích nhỏ này thường có ý nghĩa văn hóa, tạo điểm nhấn trong khu quần thể di tích văn hóa, lịch sử, danh thắng. Cho nên, việc đưa ra sơ đồ chi tiết sẽ giúp du khách tìm hiểu cặn kẽ khi sử dụng hệ thống du lịch thông minh.

Hệ thống du lịch thông minh trong các đề án được giới thiệu và trình bày ở những tỉnh khác không trình bày đến phát triển tích hợp và có tính liên thông giữa thăm quan di tích lịch sử với việc quảng bá, truyền thông chương trình xúc tiến, khuyến mãi tới đối tượng khi sử dụng, khai thác hệ thống du lịch thông minh. Việc hỗ trợ phương án lộ trình hướng dẫn cho du khách; thực hiện việc gợi ý điểm thăm quan, dịch vụ du lịch, hoặc các điểm hỗ trợ du khách quá trình thăm quan sẽ giúp cho du khách có thể điều chỉnh lộ trình để khám phá, hoặc thưởng thức thêm những điểm lịch sử, di tích văn hóa trong phù hợp với lộ trình, tiết kiệm chi phí cho chuyến thăm quan của mình sẽ thể hiện tính ưu việt của hệ thống du lịch thông minh.

Ngoài ra, hệ thống du lịch thông minh cần có tính tăng tương tác, kênh tư vấn trực tuyến cho nhân dân du khách đóng góp ý kiến, sự quan tâm và đánh giá, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp quáng cáo và du khách có thể tiếp cận được chính sách ưu đãi, khuyến mãi tốt nhất nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên, phù hợp với địa điểm mà du khách đang thăm quan. Từ đó, sẽ hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch nhằm nâng cao chất lượng du lịch cho tỉnh, đóng góp phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh.

Với xu thế tất yếu phát triển hệ thống du lịch thông minh, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đồng thời, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, của UBND tỉnh trong việc phát triển kinh tế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Căn cứ vào việc đánh giá tình hình phát triển du lịch thông minh, ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên, thì việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN “Xây dựng hệ thống du lịch thông minh phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên” là thiết thực, cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Việc thực hiện thành công nhiệm vụ này góp phần nâng cao hiệu quả quảng bá, truyền thông ngành du lịch của tỉnh; hình thành thêm phương thức hướng dẫn du lịch hỗ trợ du khách chủ động và linh hoạt trong quá trình thăm quan; bảo tồn văn hóa, lan tỏa giá trị văn hóa phi vật thể, lịch sử địa phương của tỉnh Thái Nguyên tới mọi tầng lớp trong nước và quốc tế. Đồng thời, kết quả của nhiệm vụ cũng tạo ra kênh liên kết thông tin du lịch giữa du khách, nhà quản lý và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Nhờ đó, cộng đồng có thể nắm bắt thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả du khách và doanh nghiệp; cơ quan quản lý nhà nước sẽ nắm được thông tin phản hồi của du khách; góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên.

Du lịch thông minh là mô hình du lịch mới dựa trên ứng dụng những sự phát triển của khoa học và công nghệ vào trong hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Ở bất kỳ nơi đâu, thông qua Internet vạn vật (IoT - Internet of Things) thì du khách có thể tiếp cận được các điểm đến, dịch vụ du lịch và sản phẩm mà mình mong muốn.

Du lịch thông minh là dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm nâng cao mức độ thông minh trong các hệ thống du lịch thông qua việc thay đổi cách thức tạo ra, trao đổi, tiêu dùng và chia sẻ kinh nghiệm du lịch. Nhờ đó, mọi công dân trên toàn thế giới có thể tiếp cận được bất kỳ điểm đến nào một cách nhanh chóng và tốt nhất

 Đây là dự án của nhóm thực hiện được giới thiệu kết nối tới Công ty CP tập đoàn công nghệ số AHF. Phía doanh nghiệp rất quan tâm đến việc quản lý và kêu gọi vốn đầu tư tài chính, bảo lãnh tín dụng cho các tài sản trí tuệ từ các quỹ trong và ngoài nước và rất mong muốn các chuyên gia tư vấn, kết nối.

Phía các chuyên gia tư vấn sẵn sàng hỗ trợ kết nối với các giả nhóm nghiên cứu để doanh nghiệp gặp gỡ các nhà khoa học, nhóm tác giả để thực hiện dự án khởi nghiệp của mình để đưa doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Bài, ảnh: Ánh Tuyết

 

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Nền tảng Techvalue với việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Ngày 27/5/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Viconext

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khoa học công nghệ

Ngày 12/7/2023, Viện Đánh giá Khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá kiểm định nền tảng Tech Valu – Platform hỗ trợ phát triển thị trường cho Viện Nghiên cứu, Trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng.

Triển khai tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Ngày 06/5/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá với công ty CP nhà máy xanh DNA

Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học trên chất mang than sinh học để xử lý đất ô nhiễm hidrocacbon thơm và chế phẩm vi sinh thu được

Ngày 12/3/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và Công ty cổ phần công nghệ sinh học mặt trời đỏ

Nền tảng hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp- những bước đi hỗ trợ Công ty CP Vạn Giai Thụy trong bước đầu khởi nghiệp

Ngày 05/5/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và và Công ty CP Vạn Giai Thụy

Hội thảo "Thực trạng Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 và đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đến năm 2030

Ngày 28/12/2023, Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên phối hợp Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - VISTEC (Bộ KH&CN) tổ chức Hội thảo “Thực trạng Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 và đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đến năm 2030”. Dự và chủ trì Hội thảo có bà Nguyễn Hồng Anh – Phó Viện trưởng Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ; ông Đinh Bộ Sơn – Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên. Tham dự Hội thảo có các sở, ngành liên quan; hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và đại diện một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH EI3 GLOBAL được chọn lựa để tư vấn, tiếp cận dự án: “Số hóa thông tin điểm đến văn hóa, du lịch nhằm hỗ trợ và từng bước chuyển giao thương mại hóa KQNC.

Công ty TNHH EI3 GLOBAL đã được giới thiệu để tham gia thí điểm ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ nhiệm vụ: “Hỗ trợ phát triển thị trường doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” thông qua hội nghị:” Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá, kiểm định nền tảng và lấy ý kiến của các đơn vị thụ hưởng tiềm năng Viện nghiên cứu, trường Đại học, doanh nghiệp ươm tạo, startup” được tổ chức vào tháng 5, tháng 6 năm 2023.

ỨNG DỤNG CỦA NỀN TẢNG TECHVALUE VỚI VIỆC HỖ TRỢ MẠNG XÃ HỘI CHUYỂN ĐỔI SỐ VICONEXT

Mạng xã hội chuyển đổi số Viconext đã tạo những bước chuyển mới trong quá trình khởi nghiệp của công ty